Chớm xuân


Mấy tuần rồi không vào blog, giờ thì phủi bụi thôi … Thật ra thì dạo này mình chỉ hơi bận hơn trước chút xíu, là vì Mèo con bắt đầu thay đổi. Bé đã từ giã bình sữa nên mình phải mất nhiều thời gian để đút sữa cho bé uống, vì bé chưa tự cầm được mặc dù gần hai tuổi rồi. Thêm nữa là mình đang cố gắng vật lộn với việc ăn của bé, chuyển hướng từ nuốt sang nhai, vụ này thì mệt hơn nhiều. Bởi thế nên sau một ngày loay hoay với con, với bếp núc rồi thì mình chỉ muốn lăn ra ngủ, mặc dù có đêm mắt cứ mở thao láo. Hoặc người ngủ nhưng đầu óc vẫn còn tỉnh, cái kiểu vừa ngủ vừa canh ăn trộm í mà :p. Có khi muốn ôm cái máy để lướt net thì bao tử lại không cho phép. Dạo này bao tử của mình cũng dở chứng đỏng đảnh. Hôm nào ngon miệng, ăn thêm một tí cũng bị khiếu nại. Tối đến lên giường nằm ôm máy thì cũng bị khiếu nại vì cái tội gò ép bao tử. Làm cho mình bây giờ không dám ăn quá giới hạn, và đêm thì cũng chẳng dám ôm máy vọc nữa. Ban ngày thì phải tranh thủ lắm mới vô được chút. Cho nên mình để nhà cửa phủ đầy bụi bặm, và cũng chẳng đi thăm hỏi được ai cả!

Mình gọi là chớm xuân bởi vì tuy rằng theo lịch thì chúng ta đã bước vào mùa xuân từ hôm 21 tháng 03 rồi, nhưng đến giờ đã sang tháng tư mà trời vẫn lạnh lẽo, âm u. Chỉ thi thoảng có vài ngày trời nắng đẹp như thế này thôi. Nhưng đừng vì thấy nắng mà nghĩ rằng ấm áp, trời vẫn buốt giá, và gió vẫn thổi lồng lộng …
Dẫu sao thì sống ở xứ lạnh, con người ta cũng phải học làm quen với cái lạnh chứ. Nên hễ cứ thấy nắng đẹp thì bất chấp cái lạnh, cái rét buốt mà vẫn cứ đi chơi … Điểm đến của nhà mình hôm ấy là Château de Maison, một tòa lâu đài ở cách nhà 10 phút đi xe.

Còn đây là ngôi nhà nằm ở góc đường đối diện với Château.

Đây chỉ là một toà lâu đài thuộc cỡ nhỏ xíu, nếu so với Cung điện của vua Louis ở Versaille, 😀 . Nó được xây cất bởi một vị bá tước cách đây mấy trăm năm, mình quên rồi :p. Sau đó, không nhớ vì lí do gì mà ông bán lại cho người khác. Và người này đã ở đến gấn đây, thì họ trao lại cho chính phủ bảo quản. Tòa lâu đài này giờ cũng như Cung điện Versaille, trở thành một điểm tham quan cho khách du lịch, cũng như là nơi dừng chân, vui chơi cho những gia đình, hoặc nhóm bạn đến dạo chơi, thả bộ. Mình chẳng bao giờ đi vào bên trong các tòa lâu đài vì một điều rất đơn giản :p :D. Cho nên chú nhóc này chỉ được chạy nhảy ngoài vườn thôi :love:


Và thích leo xuống leo lên cầu thang lắm lắm :love:

Đây là mặt trước của toà nhà bên trong, vì mình đứng gần nên không thể lấy được toàn cảnh, trừ khi nhảy ra giữa đường mà chụp :p


Ngoài vườn, hoa dại nở đầy, rất dễ thương

Lối đi bên hông, để ra ngoài con đường nhỏ

Hậu viên của tòa nhà, nhìn thẳng ra con đường lớn

Hồ phun nước giữa hậu viên, hình như người ta chỉ mở vòi phun vào mùa hè thôi, còn mùa này mà phun nước thì mệt :D. Trời lạnh nên chẳng tìm được một con cá nào.

Mặt sau của tòa nhà

Có hai người lang thang … :flirt:

[/align]Đấy, Château này chỉ nhỏ thế thôi, đi tới đi lui cũng chỉ có nhiêu đó chứ không phải đi mỏi cả chân mà vẫn chưa đi hết như Cung điện Versaille :D. Có điều là vào mùa hè, cây cối xanh um, nhìn mát mắt và thích hơn nhiều !

[/ALIGN][/FONT][/COLOR][/SIZE]

11 Replies to “Chớm xuân”

  1. Cảnh đẹp và thanh bình quá hén..chị thích rồi đó nghen….mai mốt bỏ nhất qua bên ấy ở…..em có nuôi không????

  2. Lâu lắm mới thấy chị post bài mới nha chị!! :love: chị khoẻ ko??!! Mấy bé càg lớn mình lại bận kiểu khác ha chị 🙂 Cái dág ai lẫm chẫm trên bãi cỏ yêu chưa kìa :love: nhìn mèo con mún véo quá :DBh bắt đầu spring, thời tiết cũng đẹp quá chị ha, tha hồ cho mèo con vi vu :yes:

  3. 8 dzìa rồi Mẹ Mèo ui ! 😀 :love: Í mà đọc xong có khi nào MM hỏi 8 đi đâu mà dzìa nha ! 😆

  4. Chị Mai, em cũng thích cảnh ở đây, yên tĩnh và phảng phất nét cổ xưa. Nhưng em cũng ước ao được một lần sang Mỹ , bên đó cũng đẹp không thua gì bên này hen chị :love: Chà, nhìn lại bài này thì em đã quên không trả lời comment của mọi người rồi :p . Hi vọng mọi người đừng buồn em nha :love:

  5. Originally posted by chumeocon2011:Chị Mai, em cũng thích cảnh ở đây, yên tĩnh và phảng phất nét cổ xưa. Nhưng em cũng ước ao được một lần sang Mỹ , bên đó cũng đẹp không thua gì bên này hen chị :love: Chà, nhìn lại bài này thì em đã quên không trả lời comment của mọi người rồi :p . Hi vọng mọi người đừng buồn em nha :love:
    bên đây thì tùy vùng miền thì cảnh khác nhau nhưng bên đây rộng lớn & ngút ngàn lắm em ơi, không có loanh quanh, thân thiện & nho nhỏ gọn gang như châu Âu. Em ở vùng nào của Pháp vậy? chị có vài người bạn quen bên Pháp, ở rải rác từ Paris đến biên giới Pháp-Thụy Sĩ hihihi

  6. Vay ha chi. Dung la nuoc My bao la Thiet ! Em o ngoai o Paris do chi. O day em Chang co ban be nao het. Khu em o it Nguoi Vn lam. Ma em Thi kg biet tieng Phap nen o nha cho Chac an. Riet roi em quen luon. Gio em chi co ban tren mang va may ban cu Ngay xua thoi 😮

  7. Originally posted by chumeocon2011:Vay ha chi. Dung la nuoc My bao la Thiet ! Em o ngoai o Paris do chi. O day em Chang co ban be nao het. Khu em o it Nguoi Vn lam. Ma em Thi kg biet tieng Phap nen o nha cho Chac an. Riet roi em quen luon. Gio em chi co ban tren mang va may ban cu Ngay xua thoi 😮
    chị ở Mỹ thì tại bang Florida có quen 1 em trên O cũng hay chạy qua chạy lại chơi là gần nhất, còn bạn bè & họ hàng thân quen trước giờ thì toàn ở các bang khác, nếu tính khoảng cách thì toàn bang giờ bay hoặc mười mấy tiếng lái xe trở lên. Chị có đi làm nên cũng có bạn bè Mỹ ở chỗ làm & bạn nhà thờ nhưng cũng hiếm khi tụ tập ăn chơi vì ai cũng có việc , chỗ chị cũng it người V & châu Á lắm.

  8. Vậy cũng còn an ủi hen chị. Em thì chả biết tới chừng nào mới có bạn để cà phê cà pháo như hồi xưa. Thêm cái từ lúc có Mèo con tới giờ, em như bị cột chân ở nhà luôn đó chị, cuối tuần cũng hổng đi đâu ngoài chợ búa …

  9. Originally posted by chumeocon2011:Vậy cũng còn an ủi hen chị. Em thì chả biết tới chừng nào mới có bạn để cà phê cà pháo như hồi xưa. Thêm cái từ lúc có Mèo con tới giờ, em như bị cột chân ở nhà luôn đó chị, cuối tuần cũng hổng đi đâu ngoài chợ búa … ừ, có con mọn là vậy , thôi mai mốt con lớn thì lúc đó tha hồ tung tăng 🙂

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *